- 07/08/2024
- 1071 lượt xem
- PAPI
Nhóm nghiên cứu đánh giá các chỉ số PAPI cho TP Thủ Đức đã hoàn thành nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp TP.HCM. Sau khi có kết quả nghiên cứu đã đề xuất những kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước như sau
BẢN KIẾN NGHỊ
Nhiệm vụ Khảo sát, đánh giá chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) cho Thành phố Thủ Đức được thực hiện từ tháng 11/2022 và kết thúc tháng 3/2024, đã hoàn thành những mục tiêu cụ thể như sau:
1. Tổ chức khảo sát, điều tra, phỏng vấn người dân của 34 phường về những trải nghiệm (đo lường) hiệu quả quản trị và hành chính công của thành phố Thủ Đức năm 2022 – 2023 theo 8 trục nội dung của PAPI, và dẫn đến kết quả: có thể áp dụng chỉ số PAPI để đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong cung ứng dịch vụ công của chính quyền 34 phường; Từ đó có thể so sánh (để xây dựng tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học hỏi kinh nghiệm) giữa các phường trong phạm vi TP Thủ Đức và có thể nhân rộng ra các địa phương khác có cùng hoàn cảnh tương tự (về quy mô dân số và trình độ phát triển) với TP Thủ Đức.2. Phân tích dữ liệu thu được từ khảo sát, sử dụng bộ tiêu chí PAPI để đánh giá hiệu quả quản trị công của 34 phường điểm tổng PAPI của Tp. Thủ Đức.
3. Xây dựng cách tính các chỉ số PAPI cho TP Thủ Đức.
4. Đề xuất các phương án, kế hoạch cải thiện chỉ số PAPI của TP Thủ Đức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện rất nhiều công việc để hoàn thành các mục tiêu nói trên của nhiệm vụ. Các vấn đề được phát hiện có liên quan đến việc cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI của TP Thủ Đức cần sự hỗ trợ từ các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước, đó là:
Phát hiện 1 – những vấn đề liên quan đến vị thế của Thành phố Thủ Đức trong tương lai:
Thành phố Thủ Đức hội tụ đầy đủ các cơ hội về phát triển kinh doanh, nguồn nhân lực chất lượng cao và tài lực không chỉ của TP.HCM mà còn là của cả nước, nên đã và đang mang nhiều đặc điểm vượt trội so với các địa phương khác, đó là: (i) trở thành khu đô thị đa trung tâm; (ii) là khu vực năng động nhất cả nước được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo; (iii) từng bước theo lộ trình trở thành hạt nhân thúc đẩy kinh tế TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; (iv) trở thành đô thị thông minh;(v) khu trung tâm tài chính quốc tế đặt tại Thủ Thiêm.
Tương ứng với sự phát triển vượt trội trên đây, dân số thành phố Thủ Đức(theo UBND TP.HCM) ước tính sẽ tăng 100% so với hiện nay (đạt 2,2 đến 2,5 triệu người) vào năm 2040, với thành phần dân cư đa dạng do lực hút dân nhập cư và nhà đầu tư trong - ngoài nước. Như vậy một số vấn đề liên quan trực tiếp đến quản trị và hành chính công (biểu hiện qua các chỉ số PAPI) được khái quát như sau:
Nhận diện các vấn đề | Những khó khăn phải đối mặt |
Căn hộ chung cư cao tầng, chất lượng cao và các khu đô thị thông minh phát triển |
+ Mật độ dân số tăng lên + Cơ sở hạ tầng và các chính sách xã hội quá tải |
Hạ tầng đô thị phát triển |
+ Nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng nhanh → Hệ thống giao thông quá tải.+ Cần đầu tư và quy hoạch các điểm trung chuyển chính trong mạng lưới giao thông đa dạng, kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy liên vùng tại các vị trí trung tâm các trọng điểm phát triển một cách hợp lý. |
Nhu cầu về nơi ở và nơi làm việc của người dân và nhà đầu tư tăng lên |
Áp lực về cung ứng dịch vụ công, Thủ tục hành chính công và Quản trị môi trường tăng lên |
Tri thức công dân được nâng lên |
Yêu cầu quản trị tốt từ chính quyền thông minh, với công chức thông minh. |
Phát hiện 2 – Vấn đề phân quyền, phân cấp:
Việc Phân quyền, phân cấp là nhằm phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp quản lý hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Đặc biệt đối với mô hình thành phố mới, mặc dù chỉ tương đương một quận của TP.HCM, nhưng rất năng động, có tốc độ phát triển nhanh như TP Thủ Đức cần được giao quyền sao cho đảm bảo tính linh hoạt, chủ động cho lãnh đạo của thành phố. Từ đó giúp Ban lãnh đạo thành phố chỉ đạo kịp thời việc thực hiện các vấn đề quan trọng liên quan đến nâng cao chỉ số PAPI như Cải thiện cơ sở hạ tầng, Quản trị môi trường.
Phát hiện 3 - vai trò của Trục nội dung thứ 8 – Quản trị điện tử:
Trục nội dung Quản trị điện tử, mặc dù mới được bổ sung từ năm 2018, nhưng (theo chúng tôi) nó mang ý nghĩa quan trọng nhất vì liên quan đến rất nhiều vấn đề trong việc cải thiện hiệu quả quản trị hành chính công nói riêng và xây dựng nền hành chính hiện đại nói chung, đặc biệt là xây dựng chính phủ điện tử, xây dựng xã hội số ở Việt Nam.Quản trị điện tử cũng chi phối hầu như các chỉ số PAPI khác, như người dân tham gia ý kiến đóng góp cho địa phương, chính quyền giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng (khiếu nại – tố cáo…) qua mạng. Hơn nữa nội dung Quản trị điện tử còn mang ý nghĩa đánh giá mức độ chuyển đổi số của thành phố TP Thủ Đức, trong quá trình xây dựng thành công thành phố thông minh và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Phát hiện 4 - Sự phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức khảo sát:
Đây được xem là công việc khó khăn nhất, vì khi tổ chức khảo sát, các nội dung trong bảng hỏi thể hiện đúng để người dân trả lời đúng sẽ cho ra kết quả nghiên cứu đúng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cả người dân và khảo sát viên, thể hiện bằng thái độ nghiêm túc của cả 2 bên khi tham gia phỏng vấn và sự hợp tác tích cực của người dân.
Phát hiện 5 - một số phường nhận được sự hài lòng của người dân khá đều ở hầu hết các trục nội dung chính, qua việc đạt điểm số cao.
Từ những phát hiện trên và kết quả thu được sau nghiên cứu chúng tôi xin gửi kiến nghị một số nội dung tới từng chủ thể để cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI cho TP.Thủ Đức như sau:
Truy cập đầy đủ tại:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC