
- 21/01/2025
- 52 lượt xem
- Thông tin chuyên ngành
Tóm tắt Ngành dịch vụ logistics ngày càng phát triển, đi cùng với nó là áp lực về nguồn nhân...
Tóm tắt
Ngành dịch vụ logistics ngày càng phát triển, đi cùng với nó là áp lực về nguồn nhân lực, là ô nhiễm môi trường và tình trạng kẹt xe trên các chặng đường vận chuyển, cũng như tai nạn giao thông gây ra do các phương tiện vận tải xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu vận chuyển.
Để cải thiện thời gian giao hàng, tiết kiệm chi phí và giảm áp lực về nguồn nhân lực, các nhà sản xuất đã đưa ra thị trường thế giới và ở Việt Nam những phương tiện tự hành (tự lái) với mục tiêu giảm nguy cơ tai nạn và rút ngắn thời gian xe chạy trên đường nhờ vào tính liên tục của nó.
Mặc dù ước mơ của các nhà vận chuyển là đưa các các phương tiện tự hành vận tải nặng (như xe đầu kéo, tàu thủy, máy bay chở hàng…) vào lưu thông, nhưng đến nay mong muốn này chưa thực sự được thỏa mãn. Mới chỉ có những công ty logistics muốn tự động hóa từng chương trình và tiến tới tự động hóa toàn bộ các hoạt động logistics trong phạm vi hẹp như các khâu xếp dỡ, giao hàng, chia chọn hàng hóa trong kho hàng… đến nay đang đầu tư để tự động hóa với các phương tiện vận tải nhẹ.
Bài viết này được thực hiện bởi PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh, giới thiệu những tiến bộ ban đầu về công nghệ tự lái trên các phương tiện vận tải chính trong logistics là ô tô – tàu thủy – tàu hỏa và máy bay. Từ đó đưa ra một vài khuyến nghị cho hoạt động của các phương tiện tự hành trong logistics ở Việt Nam trong tương lai.
Để xem và tải xuống bài viết đầy đủ, vui lòng truy cập vào đường dẫn tại đây.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC