- 10/03/2021
- 2469 lượt xem
- Giáo trình
Chương 5 cũng đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với 2 nguồn vốn quan trọng là FDI và ODA. Cụ thể là những điểm chính về thu hút FDI, ODA của Việt Nam từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1987 cho đến các lần sửa đổi Luật Đầu tư sau này; đề xuất những yêu cầu đối với quản lý nguồn vốn FDI, quản lý nguồn vốn hỗ trợ từ các nước và các tổ chức quốc tế nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ nguồn vốn này đến quá trình phát triển bền vững của Việt Nam.
Chương 5: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
LỜI GIỚI THIỆU Xem chi tiết
-
Mục đích nghiên cứu của chương 5 là tìm hiểu về nguồn vốn cho đầu tư phát triển của một quốc gia, bao gồm hai nguồn chủ yếu:
- Nguồn trong nước (là nguồn bền vững) do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước tạo nên.
- Nguồn từ nước ngoài đổ vào (là nguồn vốn bổ sung), bao gồm:
+ Nguồn vốn của các nhà tư bản tư nhân, bao gồm cả đầu tư trực tiếp (FDI – Foreign Direct Investment) và đầu tư gián tiếp (FII – Foreign Indirect Investment).
+ Nguồn vốn do chính phủ các nước và các tổ chức liên chính phủ cung cấp, chủ yếu là nguồn vốn ODA (Official Development Assistance).